Trẻ mắc Covid xong có nên bổ sung vitamin gì không?

Covid gây ra rất nhiều hệ lụy cho mọi người, trẻ em cũng không ngoại lệ. Tỷ lệ mắc Covid ở trẻ em thấp, tuy nhiên nếu đã mắc bệnh thì mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe hậu Covid là vấn đề rất nan giải. Sau khi mắc Covid, sức khỏe của trẻ sẽ yếu hơn và cần thời gian để phục hồi. Chính vì vậy, chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn này rất quan trọng. Trẻ cần bổ sung nhiều vitamin và các dưỡng chất khác để phát triển toàn diện hơn.

Triệu chứng hậu Covid ở trẻ

Trẻ em mắc covid cần được chăm sóc đặc biệt. Ảnh: Internet

Trẻ em mắc covid cần được chăm sóc đặc biệt. Ảnh: Internet

Sau khi mắc Covid, hầu như trẻ thường xuyên gặp các triệu chứng hậu Covid khác nhau liên quan chủ yếu đến hệ hô hấp. Sau khoảng 1 tháng điều trị dứt điểm Covid, hoặc nhiều hơn thời gian đó, trẻ sẽ có các biểu hiện như ho khan, khó thở, ngực bị đau tức, nhịp thở gấp và nhịp tim đập nhanh, cơ thể luôn rơi vào tình trạng uể oải, mệt mỏi và trẻ thường xuyên quấy khóc, mất ngủ.

Bên cạnh đó, việc cảm thụ thức ăn bị thay đổi, một số trẻ sẽ cảm thấy nhạt hoặc mặn. Khứu giác cũng ít linh hoạt hơn so với trước. Tuy nhiên với sức đề kháng cao ở trẻ, thì các dấu hiệu và triệu chứng này sẽ có thể chấm dứt hoàn toàn sau 3 – 6 tháng. Không ảnh hưởng quá nhiều đến sự phát triển của trẻ. Nhưng trong thời gian này, mẹ cần chú ý nhiều đến chế độ dinh dưỡng cho con.

Cách chăm sóc cho trẻ hậu Covid

Phát hiện sớm các triệu chứng

Để chăm sóc trẻ một cách chu đáo và kỹ lưỡng hơn thì việc đầu tiên bạn cần làm là phát hiện sớm các triệu chứng hậu covid. Rất nhiều bố mẹ nhận ra sự thay đổi về sức khỏe của con sau khi chữa khỏi bệnh covid. Chỉ cần sức khỏe của trẻ thay đổi nhỏ, bạn nên tìm hiểu và đưa con đến thăm khám bác sĩ để có cách điều trị hợp lý.

Phát hiện sớm các triệu chứng của hậu Covid sẽ giúp bạn có thể ngăn ngừa được các trường hợp tiến triển xấu, bảo vệ sức khỏe và tính mạng của con.

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, sau khi điều trị khỏi Covid, bất kể người trưởng thành hay trẻ nhỏ đều cần phải được theo dõi kỹ càng từ 4 – 6 tuần tiếp theo. Đây là khoảng thời gian mà hậu Covid có thể khởi phát.

Chế độ dinh dưỡng hằng ngày hợp lý

Covid có thể gây ra nhiều hệ lụy ở trẻ em. Ảnh: Internet

Covid có thể gây ra nhiều hệ lụy ở trẻ em. Ảnh: Internet

Các bậc phụ huynh cần chú trọng cao về chế độ dinh dưỡng và rèn luyện thân thể cho con để tăng sức đề kháng, bù đắp phần năng lượng đã hao hụt trong thời gian con bị mắc Covid và điều trị thời gian dài trước đó.

Trẻ có xu hướng giảm sút cân nặng đáng kể, chính vì vậy mẹ cần lưu ý tăng các chất cần thiết, thúc đẩy tăng cân và trí não cho trẻ. Do đó, ngoài việc cân bằng dưỡng chất, tăng cường sức đề kháng, bố mẹ cũng nên giúp bé tăng cân trở lại.

Một số nhóm thực phẩm giàu đạm, chất béo omega và khoáng chất sẽ bù đắp lại được khoản năng lượng bị hao hụt sau thời gian mắc Covid-19.

Chế độ sinh hoạt khoa học

Ngoài chế độ dinh dưỡng, bố mẹ cần đồng thời chú ý đến giấc ngủ, lối sống sinh hoạt khoa học hằng ngày. Cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí bên ngoài để cơ thể có cơ hội vận động, giải phóng năng lượng, giúp tinh thần khỏe hơn.

Hạn chế cho con sử dụng thuốc quá nhiều vì trong giai đoạn điều trị Covid, trẻ đã phải trải qua rất nhiều cuộc xét nghiệm và uống nhiều thuốc. Thuốc không phải là sự lựa chọn tốt trong việc chăm sóc trẻ sau Covid.

Không tự ý bổ sung các loại thuốc bổ phổi

Nhiều bậc phụ huynh hiện nay vì quá lo lắng cho con sau khi mắc Covid mà đã tự ý tìm mua các sản phẩm chức năng bổ phổi, thải độc cơ thể để bổ sung mỗi ngày. Trẻ nhỏ có chế độ chuyển hóa chưa thực sự hoàn thiện và cơ thể vẫn còn non nớt. Nếu bổ sung thường xuyên một số loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng, vitamin tổng hợp… không được sự cho phép của bác sĩ sẽ rất nguy hiểm.

Bạn thực sự muốn tốt cho con, hãy đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra và áp dụng theo lời khuyên của bác sĩ.

Chế độ dinh dưỡng sau khi trẻ mắc Covid

Cho trẻ ăn đủ chất và phải cân đối nhu cầu dinh dưỡng mỗi ngày

Cách chăm sóc trẻ mắc Covid tại nhà. Ảnh: Internet

Cách chăm sóc trẻ mắc Covid tại nhà. Ảnh: Internet

Phải đảm bảo cho con bạn ăn đầy đủ các nhóm chất cần thiết như đạm, chất béo, tinh bột và vitamin. Các nguồn thức ăn giàu tinh bột như cơm, cháo, ngũ cốc. Giàu đạm như cá, thịt, trứng, sữa; Giàu chất béo như mỡ gà, dầu thực vật.

Tuy nhiên cần cân đối lượng chất béo và tinh bột nạp vào cơ thể trẻ. Kết hợp cân bằng giữa đạm thực vật và đạm động vật. Nhìn chung, các thực phẩm giàu đạm động vật như thịt cá trứng có mức độ giá trị sinh học không cao bằng thực vật. Tuy vậy, đạm động vật thì có sự chuyển hóa chậm hơn, khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng. Thế nên, bạn không cần thiết phải lựa chọn 1 trong 2 mà cần phải kết hợp 2 loại đạm này một cách cân bằng và hợp lý nhất để chúng hỗ trợ qua lại cho nhau, thúc đẩy cân nặng và củng cố thể trạng của trẻ.

Tăng cường rau xanh, trái cây

Hãy tăng cường rau xanh và trái cây tươi cho trẻ. Trong rau xanh và trái cây tươi chứa rất nhiều chất xơ và vitamin cùng các chất khoáng có lợi. Giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa và miễn dịch cho cơ thể trẻ rất hiệu quả. Từ việc ăn nhiều rau xanh và trái cây như cam, bưởi, táo,… sẽ giúp nhanh chóng phục hồi sức khỏe cho trẻ sau khi mắc Covid. Nếu con bạn không thích ăn các loại trái cây cứng và chua, hãy cắt nhỏ các loại trái cây thành hạt, trộn chung với sữa tươi, sữa chua hoặc ép và xay sinh tố cho trẻ dùng mỗi ngày.

Không thể thiếu protein

Thêm vào đó, trong bữa ăn nhất thiết phải luôn có Protein. Đây được xem là thành phần chính để tái tạo các tế bào và mô cho trẻ. Để trẻ sở hữu cơ thể mạnh khỏe và sản sinh ra các kháng thể chống lại virus xâm nhập,, nên tăng cường Protein cho trẻ mỗi ngày.

Trẻ mắc Covid xong có nên bổ sung vitamin gì không?

Hậu covid sẽ gây ra các triệu chứng rất rõ ràng và ảnh hưởng không ít đến sức khỏe non nớt của trẻ. Chính vì vậy, trẻ sau khi mắc covid xong cần bổ sung nhiều loại vitamin khác nhau để cơ thể hấp thụ tốt nhất và thúc đẩy quá trình trao đổi chất hiệu quả hơn.

Vitamin A

Vitamin A sẽ giúp duy trì quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa trẻ được trọn vẹn hơn, vitamin A giúp tăng sức đề kháng và tốt cho mắt. Các nguồn thực phẩm giàu vitamin A mà mẹ có thể bổ sung cho trẻ như trứng, sữa, rau diếp cá, các loại rau có màu xanh, vàng, cà chua, bí đỏ, cà rốt,…

Vitamin nhóm B

Vitamin B sẽ là sự lựa chọn tối ưu trong việc tăng cường trí nhớ, tập trung và rất tốt cho não bộ của trẻ hậu covid. Hạn chế tình trạng suy tim rất hiệu quả. Các thực phẩm giàu vitamin B bao gồm ngũ cốc nguyên cám, bơ, phô mai cùng các thực phẩm chức năng B1, B6, B12.

Bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng giúp phục hồi sức khỏe. Ảnh: Internet

Bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng giúp phục hồi sức khỏe. Ảnh: Internet

Vitamin C

Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, trẻ sau khi bị covid hệ hô hấp còn yếu, nên rất cần bổ sung thêm vitamin C vào trong khẩu phần ăn dinh dưỡng mỗi ngày. Vitamin C sẽ hạn chế sự tiến triển của virus gây viêm phổi, cải thiện hô hấp và giảm xuất huyết da. Mẹ có thể chọn các thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, ổi, cà chua, rau cải xanh,…

Vitamin D3

Hiện nay, các chuyên gia không còn khuyến khích phơi nắng trẻ em để tăng cường tổng hợp vitamin D nữa vì môi trường đang rất ô nhiễm, chỉ số UV độc hại cao. Thay vào đó, cho trẻ uống các dạng vitamin D tổng hợp hoặc trong thực phẩm mỗi ngày là giải pháp tuyệt vời.

Theo đó, Vitamin D được nghiên cứu là “chìa khóa” mở ra hàng rào kháng thể, tăng cường đề kháng cho cơ thể con người. Vì vậy, tăng cường cung cấp loại vitamin này góp phần ngăn ngừa hậu covid, cải thiện sức khỏe hiệu quả.

Với trẻ từ 0 đế 5 tuổi, các chuyên gia khuyến cáo nên bổ sung 400IU vitamin D3 mỗi ngày.

Bên cạnh đó, E, K cũng là những vitamin vô cùng cần thiết nên bổ sung cho trẻ mỗi ngày. Các vitamin này sẽ thúc đẩy sự phát triển cơ quan miễn dịch, chống còi xương và tăng cường hệ thống miễn dịch.

Cách cho trẻ ăn uống phù hợp

Hãy cho trẻ ăn những món hợp khẩu vị của trẻ, chọn những thực phẩm giàu vitamin và chất khoáng dễ tiêu hóa. Nếu sau covid, trẻ bị ho nhiều và thở khó khăn mẹ hãy cho trẻ dùng các món ăn mềm hơn, loãng hơn. Hậu covid, trẻ thường có dấu hiệu biếng ăn, cảm giác ăn không ngon, mẹ hãy chú ý chia nhỏ khẩu phần ăn thành 5-6 bữa trong ngày để giúp trẻ dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng hơn.

Cho trẻ ăn chín, uống sôi, các món ăn phải được chế biến tươi sống, ăn ngay khi còn nóng. Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt, các thực phẩm nhiều đường, muối không tốt cho hệ tiêu hóa cũng như cơ thể trẻ. Đồng thời nên thường xuyên theo dõi cân nặng của trẻ thường xuyên để theo dõi tình hình tiến triển sức khỏe của trẻ. Và đến thăm khám bác sĩ thường xuyên để kịp thời phát hiện ra các dấu hiệu sau covid của con.

Cách ngăn ngừa sự tái nhiễm Covid ở trẻ

  • Tiêm vaccine phòng chống Covid cho trẻ em theo sự hướng dẫn của Bộ y tế.
  • Ra đường phải mang khẩu trang cho trẻ, vệ sinh tay chân và cơ thể mỗi khi ra vào nhà.
  • Giữ khoảng cách với người khác, tốt nhất là hơn 2 mét.
  • Trang bị thuốc kháng sinh, các vitamin và chất khoáng có thể sử dụng ngay nếu trẻ bị cảm sốt nhẹ.
  • Thường xuyên cho trẻ rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn và xà phòng.
  • Duy trì khẩu phần ăn đúng, đủ và duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học cho trẻ.

Covid-19 vẫn còn đang hoành hành trên toàn cầu và khả năng tái nhiễm là cực kỳ cao. Do đó, ngoài việc thắc mắc trẻ mắc Covid xong nên bổ sung gì thì bố mẹ cũng nên trang bị thêm nhiều kiến thức để ngăn ngừa tái nhiễm cho trẻ.

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x