Khi trẻ ho, bố mẹ thường có rất nhiều cách để điều trị. Trong số đó, chưng lê trị ho cho bé dưới 1 tuổi hoặc hấp lê là bài thuốc dân gian hiệu quả được áp dụng từ nhiều gia đình có con nhỏ. Cách chưng lê trị ho cho bé dưới 1 tuổi khá đơn giản, tuy nhiên các mẹ vẫn nên tìm hiểu công thức và cách chế biến hiệu quả nhất để tự chữa bệnh cho con. Trẻ bị ho có thể không đáng lo ngại do ho có thể được gây ra bởi cảm lạnh thông thường hoặc thậm chí do dị ứng. Tuy nhiên, vì thuốc ho và cảm lạnh không kê đơn không được khuyến khích cho trẻ em dưới 6 tuổi, bao gồm trẻ sơ sinh. Cha mẹ cần tự trang bị cách chữa ho cho trẻ sơ sinh tại nhà để nhanh chóng dùng tới khi cần thiết nếu cơn ho khiến trẻ thức đêm.
Công dụng tuyệt vời của lê
Quả lê có thể dùng để trị ho. Ảnh: Internet
Quả lê có vị ngọt thanh, có tính mát, tiêu độc, nhuận tràng. Đặc biệt trong y học cổ truyền, quả lê được xem như loại “thần dược” giúp chữa trị bệnh ho khan, ho có đờm hiệu quả. Ngoài ra lê còn giúp thải độc, sinh tân dịch, tiêu đờm, giảm cảm giác khát,…
Không những thế, lọai quả có vị ngọt này còn giàu vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe, sức đề kháng và sự phát triển về thể chất, trí tuệ của trẻ nhỏ.
Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi và trên 6 tuổi bổ sung lê với thực đơn khoa học cực kỳ tốt cho sức khỏe, hệ tiêu hóa, cũng như có thể điều trị một số bệnh như cảm, ho…
Phân biệt các loại ho thông thường ở bé dưới 1 tuổi
Trẻ bị ho. Ảnh: Internet
- Ho khan từng cơn: Bé bị nhiễm trùng đường hô hấp, hay xảy ra ở trẻ đang bị cảm lạnh, cúm. Ho này dẫn đến viêm phế quản.
- Ho có đờm: Cơn ho này do dịch nhầy phế quản tiết ra, khi trẻ bị viêm tiểu phế quản thì rất dễ bị mắc. Cơn ho sẽ loại bỏ đi đờm trong hệ hô hấp, để trẻ phản ứng lại loại bỏ chất dịch đờm.
- Ho gà: Bệnh ho này có xu hướng nặng hơn, bệnh thường xảy ra vào ban đêm. Các cơn ho này thường gây ra sặc sữa, mất ngủ, thở khò khè và thậm chí khó thở ở trẻ dưới 1 tuổi. Chính vì vậy bố mẹ cần quan sát và tìm hiểu các cách tự điều trị ho cho con trước khi mang con đến bác sĩ.
Cách chưng lê trị ho cho bé dưới 1 tuổi
Chưng lê với đường phèn
Quả lê sau khi rửa sạch để nguyên vỏ, chỉ cắt phần trên chóp của quả, dùng dao có mũi nhọn loại bỏ phần ruột và hạt bên trong. Bỏ 1 lượng đường phèn vào trong lõi của quả. Sau đó ghim phần nắp lê, xếp lê vào thố cho vào nồi, chưng từ 30-40 phút để quả lê tiết ra hết các dưỡng chất. Sau đó lấy ra và cho trẻ dùng.
Trẻ dưới 1 tuổi có thể nghiền nhỏ để dễ nuốt. Hãy xem như đây là món tráng miệng cho con sau khi ăn xong vì rất dễ dùng và hoàn toàn trị ho hiệu quả.
Chưng lê với táo tàu, kỷ tử, đường phèn
Cách này bạn phải rửa sạch và cắt lê thành từng miếng nhỏ. Cho lê, táo tàu, kỷ tử, đường phèn vào chung một nồi. Đổ nước và cho lửa lớn. Hầm ninh 30 phút, sau đó hạ lửa nhỏ, chưng thêm 10-15 phút cho tất cả đều nhừ và đặc. Rồi đổ ra chén, để nguội và cho bé dùng.
Chưng lê tri ho. Ảnh: Internet
Lưu ý trị ho bằng quả lê
Lê có tính hàn cao, nên khi trẻ đang bị tiêu chảy, đau bụng thì không nên dùng. Dùng lê chủ yếu chỉ để điều trị các loại bệnh ho khan, ho có đờm. Trường hợp trẻ bị các bệnh ho liên quan đến nhiễm khuẩn và đường hô hấp nặng thì cần đến bác sĩ để thăm khám, vì dùng cách chưng lê sẽ không mang lại hiệu quả, mà còn khiến bệnh trở nên nghiêm trọng.
Lưu ý không được dùng mật ong thay cho đường phèn để chưng lê trị ho cho bé dưới 1 tuổi vì có thể dẫn đến vấn đề dị ứng mật ong và ngộ độc. Đồng thời khi lựa chọn lê, mẹ phải chọn những quả tươi ngon, tránh dùng lê đã để lâu ngày, có dấu hiệu héo và úng. Điều này rất dễ tạo nền móng cho vi khuẩn xâm nhập. Sau khi chưng lê, bé có thể ăn nước và cái luôn. Tuy nhiên, nếu ăn cái, mẹ phải nghiền nhỏ, ninh nhừ hơn để trẻ dễ nuốt và tiêu hoá.
Cách phòng tránh bệnh ho cho bé dưới 1 tuổi
Thường xuyên vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý. Mũi là cơ quan chính trong việc hô hấp, khi trẻ ho, nếu mũi được vệ sinh thì sẽ dễ thở và dễ tống đờm và vi khuẩn ra bên ngoài. Cho trẻ bú sữa mẹ nhiều hơn để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Cân bằng chất dinh dưỡng cho bé. Cho trẻ ăn dặm các thức ăn giàu vitamin, chất khoáng và chất xơ. Để cung cấp đủ chất, giúp trẻ tránh khỏi các bệnh lý ốm vặt, ảnh hưởng đến hô hấp.
Trẻ dưới 1 tuổi bị ho khi nào cần đi khám?
Bố mẹ cần lưu ý theo dõi các cơn ho của con, nếu chỉ ho khan và mức độ ho ít, thì nên tự điều trị ở nhà bằng cách chưng lê cho trẻ, vệ sinh miệng, mũi và cho bé bú sữa mẹ nhiều. Trường hợp trẻ xuất hiện các cơn ho kéo dài liên tục, trong cơn có đờm đặc, kèm theo chứng khó thở, quấy khóc, bú kém hơn, mệt mỏi, nóng ran,… thì cần đến bác sĩ để theo dõi và có hướng điều trị phù hợp.
Cần trị ho đúng cách. Ảnh: Internet
Bố mẹ không nên tự sử dụng các thuốc kháng sinh tự mua ở tiệm thuốc, mà phải đưa trẻ đến khám và điều trị. Không nên rối lên mà phải bình tĩnh quan sát triệu chứng ho của con.
Có thể thấy bệnh ho rất thường gặp với trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi. Bố mẹ nên cho bé ở môi trường trong lành, tránh nhiễm khuẩn hô hấp xảy ra. Cần tham khảo nhiều bài thuốc dân gian điều trị ho cho bé. Tuy nhiên tránh lạm dụng quá nhiều, cần thăm khám bác sĩ thêm nếu trẻ ho nhiều và kéo dài liên tục. Không tự ý điều trị cho các triệu chứng ho nặng.
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé, bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng cách chưng lê trị ho ở trẻ dưới 1 tuổi.